Thẩm định giá giá trị Doanh nghiệp

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT

CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - UY TÍN

Hotline:

0283 888 8583
0908 337 526

Dịch vụ

Thẩm định giá giá trị Doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp
• Thẩm định giá trị Doanh nghiệp được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:
• Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ
• Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty
• Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

Vì sao cần Thẩm định giá trị doanh nghiệp

Giá trị là yếu tố đầu tiên người ta muốn biết khi tìm hiểu về một sản phẩm. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp, bạn biết các tài sản công ty trị giá bao nhiêu, nhưng bạn không biết giá trị thị trường của doanh nghiệp mình thì bạn đang bỏ sót một thứ hết sức quan trọng.

Việc thẩm định giá trị doanh nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu: bảo vệ doanh nghiệp; biết được khả năng của doanh nghiệp để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất… Quan trọng nhất, việc thẩm định giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thu hút vốn từ các nhà đầu tư tài chính.

Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.

Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏ doanh nghiệp.

Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, chứng thư thẩm định giá trị doanh nghiệp là sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính và vị thế tín dụng. Từ đó, họ có cơ sở để đưa quyết định về đầu tư, tài trợ hoặc tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

A. LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:

A.1. Phân theo hình thức.
– Doanh nghiệp Tư nhân
– Doanh nghiệp Nhà nước
– Công ty TNHH
– Công ty Cổ phần

A.2. Phân theo nghành nghề kinh doanh.
– Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất.
– Các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ….

B. MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP:

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa, lên sàn giao dịch chứng khoán

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích thoái vốn

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích liên doanh liên kết

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích  mua bán, chuyển nhượng, cho thuê,…

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích chuyển đổi hình thức hoạt động.

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp.

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

– Thẩm định giá trị doanh nghiệp cho mục đích phát hành thêm cổ phiếu…

C. HỒ SƠ CUNG CẤP:

I.PHÁP LÝ TỔ CHỨC – CÁ NHÂN YÊU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ:
1.Đối với cá nhân: 
– Chứng minh nhân dân photo
– Hộ khẩu photo

2.Đối với pháp nhân: 
– Quyết định thành lập doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận cấp mã số thuế
– Quyết định thành lập đơn vị trực thuộc (nếu có)
– Biên bản góp vốn
– Các quyết định đổi tên khác, bổ sung chức năng….

II.PHÁP LÝ CỦA DOANG NHIỆP YÊU CẦU THẨM ĐỊNH GIÁ:

1.Bất động sản:
– Giấy chứng nhận QSDĐ
– Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
– Sơ đồ vị trí
– Giấy phép xây dựng
– Bản đồ hiện trạng
– Tờ khai lệ phí trước bạ
– Hợp đồng thuê đất
– Biên bản hoàn công
– Bản vẽ hoàn công
– Bản vẽ trước khi san lấp mặt bằng
– Hợp đồng vận chuyển, san lấp mặt bằng
– Các biên bản nghiệm thu từng phần
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình
– Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành
– Hồ sơ quyết toán
– Hồ sơ dự toán
– Bản vẽ thiết kế
– Bản vẽ hiện trạng
– Các hợp đồng thi công

2.Dây chuyền máy móc, thiết bị:
– Hợp đồng kinh tế mua bán
– Biên bản thanh lý hợp đồng
– Biên bản bàn giao, nghiệm thu
– Bản vẽ kỹ thuật
– Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
– Catalogue….                                                      

3.Phương tiện vận chuyển:
+ Đối với xe:
– Giấy chứng nhận đăng ký xe
– Giấy chứng nhận  bảo hiểm xe cơ giới
– Sổ chứng nhận  kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ

+ Đối với tàu:    
– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
– Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
– Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa
– Giấy chứng nhận cấp tàu
– Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
– Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
– Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển                  

4.Tài sản nhập khẩu:
– Hợp đồng thương mại
– INVOICE
– PACKINGLIST
– Tờ khai hải quan
– Giấy chứng nhận xuất xứ
– Giấy giám định chất lượng
– Hoá đơn mua bán kê khai chi tiết…

5.Đối với số liệu tài chính: 

Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến số liệu về tài chính của toàn Công ty. Cụ thể như sau:
5.1. Hồ sơ xác định giá trị thương hiệu  (nếu có):
– Báo cáo tài chính của Công ty đã được kiểm toán:
– Bảng cân đối kế toán 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

+ Năm ……………                                               

+ Năm ……………                                               

– Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:

+ Năm ……………                                               

+ Năm ……………                                               

– Bảng lưu chuyển tiền tệ 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:

+ Năm ……………                                               

+ Năm ……………                                               

– Bảng cân đối tài khoản 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:

+ Năm ……………                                               

+ Năm ……………                                               

– Thuyết minh báo cáo tài chính 05 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp:

+ Năm ……………                                               

+ Năm ……………                                               

5.2. Các tài liệu liên quan:

– Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 01-05 năm (hoặc 1 đến 2 năm nếu có). Chi tiết về kế hoạch sản xuất như sản lượng của từng mặt hàng (1 – 5 năm hoặc 1 – 2 năm), chi tiết tất cả các chi phí liên quan để tính ra giá thành từng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất (1 – 2 năm).
– Chi tiết các kế hoạch đầu tư như: xây dựng nhà máy sản xuất mới (cung cấp toàn bộ dự án xây dựng, đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, tiến độ thực hiện dự án…), dự án mở rộng thị trường (nêu cụ thể thị trường dự tính mở rộng, kế hoạch mở rộng cụ thể như thế nào, tiến độ thực hiện ra sao…) và các kế hoạch đầu tư khác (nếu có).
– Chi phí marketing, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí xây dựng và quảng bá thương hiệu trong thời gian qua (theo từng năm).
– Các thông tin về doanh nghiệp như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing (gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược khuyến mãi) trong thời gian 5 – 10 năm tới…
– Các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… liên quan đến sản phẩm đã đạt được trong thời gian qua.
– Giấy chứng nhận nhãn hiệu của từng loại sản phẩm (Vd: Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao…..).

Các bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ các tài khoản và các tài liệu chứng từ đối chiếu số dư các tài khoản tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, cụ thể:
– Tiền mặt (TK111): Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt.
– Tiền gửi ngân hàng (TK112):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ (VND + ngoại tệ)
– Thư xác nhận số dư của ngân hàng (hoặc sổ phụ).
– Các khoản phải thu (TK131, TK 136, TK 138, TK 139):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư.
– Hàng tồn kho (TK 151, TK 152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156, TK, 157, TK 159): Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Trong đó phân loại rõ những tài sản đang dùng, không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý.
– Tạm ứng (TK 141):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Chi phí trả trước (TK 142.1):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Chi phí chờ kết chuyển (TK 142.2):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Tài sản thiếu chờ xử lý (TK 138.1):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (TK 144):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Tài sản cố định: Biên bản kiểm kê TSCĐ. Trong đó phân loại rõ những tài sản thuê mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết, tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý và tài sản đang dùng.
– Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (TK 221, TK 222, TK 223, TK 228, TK 229):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (TK 241):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Chi phí trả trước dài hạn (TK 242):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn (TK 244):
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư
– Các khoản phải trả (TK311, TK 331, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338, TK 341, TK 344…) :
– Bảng kê chi tiết số dư cuối kỳ
– Tài liệu đối chiếu số dư.
– Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng thu hồi có giải thích rõ nguyên nhân vì sao không có khả năng thu hồi và các tài liệu chứng minh.
– Đối với những khoản công nợ không có khả năng chi trả (nếu có): Bảng kê chi tiết những khoản công nợ không có khả năng chi trả có nêu rõ nguyên nhân và các tài liệu chứng minh.

Dịch vụ thẩm định giá trị doanh nghiệp của THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của doanh nghiệp với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định.

Dịch vụ khác

Thẩm định giá động sản

Thẩm định giá động sản

Máy thiết bị, công cụ, dụng cụ, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, …
Thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá bất động sản

Quyền sử dung đất, nhà xưởng, công trình xây dựng. Các tài sản gắn liền trên đất: cầu đường, bến cảng, bờ kè, nhà ga, bệnh viện, trường học
Thẩm Định giá trị vô hình

Thẩm Định giá trị vô hình

Bao gồm giá trị thương hiệu, quyền sở hửu trí tuệ của Doanh nghiệp để liên doanh liên kết kêu gọi đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT

  Tòa nhà SongDo Tower, số 62A Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

  0283. 888 8583 - 0908 337 526

  info@thamdinhgiaviet.vn

  www.thamdinhgiaviet.vn

Đăng ký nhận tin
Facebook Twitter Skype    131904 Online : 2
© Copyright 2020 THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT - Designed by Viet Wave