Thẩm Định giá trị vô hình

CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT

CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - UY TÍN

Hotline:

0283 888 8583
0908 337 526

Dịch vụ

Thẩm Định giá trị vô hình

Thẩm định giá tài sản vô hình trong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngày nay vô cùng quan trọng, tài sản vô hình tạo được những giá trị riêng trên thị trường đảm bảo doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có những nguồn thu nhập ổn định và cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Giá trị của một doanh nghiệp hiện nay không còn nằm ở các tài sản hữu hình như: Bất động sản, máy móc thiết bị, công trình xây dựng, nhà xưởng…mà nằm ở các tài sản vô hình như: Giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền thương mại, cơ sở dữ liệu, thông tin, nguồn nhân lực, bí kíp kinh doanh, khách hàng,…Đó là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Doanh nghiệp.

Tài sản vô hình tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra quyền, lợi ích kinh tế.Tài sản vô hình phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Ngày 7/01/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 06/2014/TT-BTC về Ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tiêu chuẩn này quy định và hướng dẫn thực hiện thẩm định giá tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích mua, bán, chuyển nhượng, thế chấp, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tố tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

1. Các loại tài sản vô hình

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu…;
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định sau: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

2. Mục đích thẩm định giá tài sản vô hình

Giá trị tài sản cố định không có hình thái vật chất, nó thể hiện một giá trị đầu tư chi trả dần, được tính vào giá thành sản phẩm, như các giá trị mua bản quyền sản phẩm, bằng phát minh, sáng chế …

  • Cho phép doanh nghiệp xác định chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp
  • Phục vụ cho việc xác định đúng các chi phí gắn với khấu hao tài sản cố định vô hình qua đó tính toán giá thành tốt hơn.
  • Giúp thuận tiện cho việc mua bán trao đổi các tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp, Giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc hình thành các dự án phát triển các loại tài sản vô hình của mình.
  • Tài sản vô hình được thẩm định giá trong trường hợp: mua bán, chuyển nhượng; góp vốn liên doanh; tài cấu trúc doanh nghiệp: mua bán, sát nhập, chia tách, cổ phần hóa…; xử lý nợ; giải thể doanh nghiệp; đền bù, bảo hiểm, khiếu nại; hoạch toán kế toán, tính thuế.

3. Phương pháp thẩm định tài sản vô hình

  • Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập
  • Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường
  • Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí

3.1 Phương pháp thu nhập:

Phương pháp thẩm định giá này căn cứ vào thu nhập dựa trên nguyên tắc cơ bản là giá trị của một tài sản vô hình sẽ được tính ra từ các lợi ích kinh tế (tức là thu nhâp/dòng tiền) mà tài sản đó mang lại trong tương lai. Hai cách tiếp cận thông thường nhất là vốn hóa thu nhập và phân tích dòng tiền chiết khấu (Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản vô hình mang lại). Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là: phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội, phương pháp thu nhập tăng thêm.

3.2 Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường

Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường được thựa hiện bằng cách so sánh, phân tích thông tin đối tượng thẩm định giá với các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường, hay các lợi ích sở hữu tài sản vô hình và các chứng khoán đã được bán trên thị trường mở. Hai nguồn dữ liệu thường được sử dụng nhất là các thị trường trong đó những lợi ích sở hữu các tài sản vô hình tương tự được kinh doanh, và các giao dịch trước đó về sở hữu tài sản vô hình đã được tiến hành. Thẩm định viên sử dụng ít nhất 03 tài sản vô hình tương tự để so sánh. Trường hợp chỉ thu thập được thông tin của 02 tài sản vô hình tương tự đã được giao dịch trên thị trường thì kết quả thẩm định giá từ cách tiếp cận thị trường chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ cách tiếp cận khác.

3.3 Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí

Phương pháp chi phí được tìm ra dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế các bộ phận hợp thành của nó. Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành. Cách tiếp cận từ chi phí gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế.

Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau: Chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của tài sản vô hình, chi phí duy trì (ví dụ: Chi phí quảng cáo để duy trì vị thế của nhãn hiệu, chi phí quản lý chất lượng của sản phẩm, v.v.), chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.

4. Hồ sơ yêu cầu thẩm định tài sản vô hình

  • Bằng cấp, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu tài sản vô hình;
  • Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến tài sản vô hình;
  • Tập hợp chi phí có liên quan đến tài sản vô hình.
  • Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng tài sản vô hình.
  • Các tài liệu khác có liên quan.

Dịch vụ khác

Thẩm định giá động sản

Thẩm định giá động sản

Máy thiết bị, công cụ, dụng cụ, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, …
Thẩm định giá bất động sản

Thẩm định giá bất động sản

Quyền sử dung đất, nhà xưởng, công trình xây dựng. Các tài sản gắn liền trên đất: cầu đường, bến cảng, bờ kè, nhà ga, bệnh viện, trường học
Thẩm định giá giá trị Doanh nghiệp

Thẩm định giá giá trị Doanh nghiệp

Theo từng loại hình Doanh nghiệp với đa dạng các ngành nghề kinh doanh khác nhau phù hợp với mục đích khác nhau theo yêu cầu Doanh nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT

  Tòa nhà SongDo Tower, số 62A Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM

  0283. 888 8583 - 0908 337 526

  info@thamdinhgiaviet.vn

  www.thamdinhgiaviet.vn

Đăng ký nhận tin
Facebook Twitter Skype    132192 Online : 7
© Copyright 2020 THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT - Designed by Viet Wave